Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2013

NHÀ THƠ HỮU LOAN MỘT BÀI THƠ MẤY CUỘC BỂ DÂU


Trinh Kim Thuấn


Với nhà thơ Hữu Loan, quá nhiều người biết, biết về bài thơ MÀU TÍM HOA SIM của ông, về mối tình của ông với người vợ trẻ :

“ Ngày hợp hôn.

Nàng không đòi may áo cưới .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Đến khi : Em ơi ! giây phút cuối.

Không được nghe em nói.

Không được trông thấy nhau một lần …. “


Vợ của ông : Cô Lê Thị Ninh, 17 tuổi : “ hương hồn người vợ bé nhỏ của Hữu Loan đã đi vào “văn học sử”. Cơn sầu của nhà thơ Hữu Loan được coi là tha thiết không kém chi cái sầu của Đường Minh Hoàng sau cái chết của Dương Quí Phi, một cái sầu “ mang mang vô tuyệt kỹ “. (Hữu Loan thi sĩ ăn cơm kê vàng nổi tiếng vì bài thơ tím . TranNhuong.com).

HỘI NGHỊ LÍ LUẬN PHÊ BÌNH LẦN THỨ 3 TAM ĐẢO


TNc: sáng sớm ngày 5-6-2013 Tam Đảo đẹp lên như một nàng thiếu nữ vừa qua tuổi dậy thì. Mặt trời sáng rực và trông như con công đang múa. Có lẽ bầu trời cũng phụ họa cùng Hội nghị PBLL nên chú công mây kia múa điệu vui mừng

Chỉ lát nữa Hội nghi sẽ bắt đầu, bản web cử hẳn gã chủ web Trần Nhương tường thuật tại chỗ. Theo chương trình hôm nay sẽ thảo luận tại trận, không đọc tham luận trọng vọng như hôm qua. Chắc chắn sẽ hót hơn nhiều...Các bạn theo dõi trực tuyến nhé...

Bây giờ nhà thơ Nguyễn Quang Thiều điều hành cuộc thảo luận. Sẽ dành nhiều cho các nhà PBLL trẻ.

Mở đầu là nhà thơ Irasara: Tôi không đồng ý ý kiến thơ đương đại không sôi động với thơ mới. Thơ tân hình thức, hậu hiện đại đang phát triển nhất là tp HCM. Phê bình đang ở đâu. 10 căn bệnh của phê bình, cảm tính đến cảm tình, không khoa học. Tôi nghĩ ra phê bình lập biên bản. Phê bình như đọc biên bản..Đi vào trong hệ mỹ học của thơ đó. hệ mỹ học khác nhau nên phê bình khác nhau...Khi mạng phát triển thì có phê bình mở. Khi có phê bình mở thì nhà PB vẫn còn mà giải PB, giải Thơ..Giải trung tâm trong văn học, trung tâm của hậu hiện đại..

Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013

VŨ QUẦN PHƯƠNG, CÀNG ĐI CÀNG KHÁT NHỮNG CHÂN TRỜI

Thiên Sơn



Vũ Quần Phương thuộc lớp nhà thơ chống Mỹ, nhưng không giống như Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Khoa Điềm… Thành tựu nổi bật trong thơ ông không phải là những bài thơ về chiến tranh. Cái làm nên tài năng của Vũ Quần Phương chính là chất suy tưởng và những tình cảm nồng thắm, bình dị được thể hiện trong những bài thơ trau chuốt về ngôn từ, hài hòa về âm điệu và hình ảnh được gạn lọc nhiều khi hóa thành biểu tượng. Thơ ông lúc trẻ đã lắng đằm, heo hút, về sau càng mênh mang, thăm thẳm và giàu triết luận.

Trong căn phòng đầy sách, một chiều xuân nắng vàng, Vũ Quần Phương chia sẻ với tôi về những ký ức của đời mình. Ông kể: “Sáu tuổi mình mồ côi bố. Mười tuổi đã xa nhà đi trọ học. Ngay từ những ngày ấy mình đã thấm thía nỗi cô đơn. Có lúc thấy mình lủi thủi không có ai chia sẻ. Cái nghĩ ngợi đến với mình từ rất sớm”. Đó là khởi đầu cho những uẩn khúc trong tâm tư, tạo nên chiều sâu của tâm hồn. Sau khi bố của ông mất, mẹ con ông phải sống nhờ trong một ngôi nhà thờ họ, mùa đông phải gián thêm giấy bóng che bớt cơn lạnh, đêm đêm gió thổi vào miếng giấy tạo thành những tiếng phù phù. Bao nhiêu năm rồi ông vẫn nhớ cái cảnh ấy. Không có nhà, thỉnh thoảng lại phải chuyển đi nơi này nơi khác, mẹ thì làm nghề dạy học không đủ tiền nuôi 3 người con nên phải đi bán thêm cau trầu ngoài chợ. Cảnh đói nghèo ấy khiến ông sớm phải suy nghĩ và lo toan cho cuộc sống của mình…

Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2013

MỘT NHÀ THƠ TRẺ CẦN GIÚP ĐỠ

Kính thưa các anh các chị, chúng tôi những người bạn của anh Tạ Bá Hương, một nhà thơ trẻ của mảnh đất Tuyên Quang, thực lòng chẳng muốn viết những dòng này. Nhưng vì số phận đã đẩy Hương vào một hoàn cảnh đặc biệt và chúng tôi cũng vào một tình thế đặc biệt với trách nhiệm của tình bạn. Tạ Bá Hương sinh năm 1977, tốt nghiệp trường viết văn Nguyễn Du, hiện là phóng viên của Đài Phát thanh và Truyền hình Tuyên Quang, từng tham dự Hội nghị viết văn trẻ toàn quốc lần thứ VIII, anh đã xuất bản 2 tập thơ: Dòng sông thời gian, Đêm trở giấc. Hương sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, từng lăn lộn làm đủ nghề để kiếm sống: làm ruộng, làm thuê, đào vàng… Hiện nay, Tạ Bá Hương đang mắc một căn bệnh nan y, đó là suy thận độ 4 và phải chạy thận nhân tạo. Cứ mỗi một tuần Hương vào viện 3 buổi, mỗi buổi khoảng 4 tiếng để lọc lại máu. Suy thận là một căn bệnh tiêu tốn rất nhiều tiền và người bệnh sẽ phải sống chung cho đến chết trừ khi có tiền để thay thận. Với đồng lương của hai vợ chồng làm viên chức nhà nước để nuôi hai con nhỏ (một bé trai 4 tuổi và một bé gái 1 tuổi) vừa lo tiền thuốc thang, chạy thận cho Hương là một việc vô cùng chật vật. Hương và gia đình cũng có mong muốn được thay thận nhưng đó là một việc dường như không tưởng với hoàn cảnh gia đình Hương bây giờ, vì đòi hỏi chi phí quá lớn (khoảng 800 triệu). Khi ngồi viết những dòng này thực lòng chúng tôi đầy hoang mang nhưng rồi cũng rất hy vọng. Trước mắt là hy vọng sẽ giúp được một phần nhỏ bé để Hương có tiền thuôc thang và chạy thận và biết đâu đó, một điều kì diệu sẽ đến giúp Hương có thể thay thận.

LÀM BÁO VĂN NGHỆ THẬT KHÔNG ĐƠN GIẢN


Hướng tới kỷ niệm 65 năm báo Văn Nghệ

Bùi Kim Anh

Tôi đến gặp nhà thơ Giang Nam, người tổng biên tập báo Văn Nghệ trong những năm 1979 – 1981 trong cảm xúc của một cô giáo đã từng nhiều năm dạy bài thơ Quê hương của ông với rất nhiều cảm phục và trân trọng. Và câu chguyện của chúng tôi, tuy là lần đầu gặp gỡ, nhưng chẳng mấy chốc đã trở nên hết sức cởi mở và thân thiện. Mặc dù là người chủ động đến tìm ông, song để có được không khí ấy, phải thú thực cũng là do chính ông, với sự chân tình và thân thiện dành cho tôi, dẫu tuổi tác chênh lệch rất nhiều... Khi nhà thơ Giang Nam tham gia Việt Minh năm 1945, tôi còn chưa ra đời. Khi ông viết bài thơ Quê hương năm 1960 trong nỗi "đau xé lòng anh chết nửa con người...", tôi mới chỉ là cô bé học trò quàng khăn đỏ hồn nhiên cắp sách đến trường. Ở trong tôi và nhiều bạn đọc lứa tuổi tôi, bài thơ Quê hương đem tới những cảm xúc đẹp, cảm động. Giờ gặp ông lúc nhà thơ vừa qua ngày mừng thọ 84 tuổi, ông vẫn đồng ý cho phép tôi gọi bằng anh để câu chuyện thoải mái hơn, và tôi cũng nhận thấy xưng hô như vậy là hợp lý khi ngay lần đầu gặp gỡ, vẫn thấy nhà thơ đi xe máy, vẫn nhớ ngay một bài báo mới đọc của tôi... Ông hào hứng kể với tôi những câu chuyện của ngày xưa một cách gọn, lẹ chẳng cần giấy tờ gì, đôi mắt vẫn sáng lên dưới cặp kính lão và nụ cười nhẹ nhàng, hiền hậu...

Thứ Ba, 12 tháng 3, 2013

GEORGE ORWELL NHÀ VĂN PHẢN KHÔNG TƯỞNG CHỐNG CỰC QUYỀN

Đoàn Tử Huyến
George Orwell (25/6/1903 – 21/01/1950) là một trong những nhà văn tiếng Anh được hâm mộ nhất, nhà viết truyện chính trị vĩ đại nhất của thế kỉ XX; ông được coi là lương tâm của một thế hệ, biểu tượng của sự độc lập của người trí thức không bị tác động bởi quyền lực và chính trị; các tác phẩm của ông cảnh báo chống chủ nghĩa cực quyền và sự kiểm soát cá nhân từ phía các nhà nước hiện đại.



George Orwell, tên khai sinh là Eric Arthur Blair, sinh tại thành phố Motihari thuộc bang Bihar (Bengali, Ấn Độ) trong một gia đình thực dân Anh trung lưu. Lên năm tuổi, ông được gửi đến học tại trường học trong tu viện Henley-on-Thames (hạt Oxfordshire, Anh quốc), sau đó là trường tư thục Eastbourn (đến năm 1916), rồi chuyển sang trường Cao đẳng Eton danh tiếng (tốt nghiệp năm 1921). Những phiếu đánh giá việc học tập của ông tại Eton rất khác nhau, số này ghi ông là một học sinh kém, số khác thì phê hoàn toàn ngược lại: rõ ràng ông không được một số thầy giáo vừa ý. Khi trở lại Bengali, ông là sĩ quan biên chế Cảnh sát Hoàng gia Ấn Độ tại Mandalay(1) đến năm 1927. Do ngày càng bất mãn với sự thống trị của người da trắng ở thuộc địa, năm 1927 ông trở về Anh, lang thang không mục đích khắp nơi, sống vất vưởng bằng đủ thứ nghề.

Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2013

NUỐT VÀO NHẢ RA




Món này nuốt rất khó trôi

Nhả ra chẳng được, kêu trời chẳng nghe

Thôi thì đành phải ho hoe

Bồ hòn ngọt lắm thỏa thuê dân mình

Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2013

THƠ ĐOÀN THỊ LAM LUYẾN VÀ DẰNG DẶC NỖI ĐA ĐOAN

Phạm Thị Phương Thảo


Có lẽ trước đây đã có nhiều người biết tên tuổi của Nhà thơ nữ Đoàn Thị Lam Luyến từ những năm 89-90 với tập thơ đầu tay mang tên "Lỡ một thì con gái". Chị đã được nhiều bạn đọc yêu thơ và đặc biệt là giới phụ nữ từng ngưỡng mộ và yêu mến vì chất thơ "đặc sệt" đàn bà. Đặc biệt sau này, nhiều bài thơ có phần chanh chua "nổi loạn" của chị còn luôn ám ảnh người đọc bởi cái chất mê say và cũng "tưng tửng" rất riêng như "Hát theo Thị Màu" hay "Chồng chị chồng em"...

Sau này nhiều người còn biết đến chị bởi những câu thơ được nhạc sỹ Thuân Yến phổ nhạc trong bài hát nổi tiếng mang tên "Khát vọng" có những câu như:

"Gửi tình yêu vào đất

Được hoa trái đầy cành

Ngước lên trời cao rộng

Sẽ được ngọn sóng xanh"

Người đàn bà tuổi Mão ấy sinh năm 1951 ở một vùng quê chiêm trũng nghèo khó của Hưng Yên. Cuộc đời chị đã phải lăn lóc và bươn chải sớm với bao nghề lao động chân tay vất vả từ nhỏ. Do có chút năng khiếu nghệ thuật và lại yêu hội họa, văn thơ từ khi còn nhỏ nên chị đã có cơ hội được thoát ly gia đình sớm để vào học trường Văn hóa Nghệ thuật Tây Bắc. Đây cũng là một bước ngoặt lớn đã làm thay đổi cuộc đời chị.

TÌM XUẤT XỨ CÂU: "CÔNG CHA NHƯ NÚI THÁI sƠN..."

Hà Văn Thùy

Trong chuyên luận Tìm gốc gác và niên đại Hùng Vương*, chúng tôi công bố khảo cứu cho thấy, vùng Thái Sơn tỉnh Sơn Đông Trung Quốc là nơi phát tích của người Việt hiện đại. Tuy nhiên do hạn chế về tài liệu, chúng tôi mới lý giải được nửa câu ca Công cha như núi Thái Sơn mà còn nợ, chưa làm rõ nửa sau Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Nay xin được trả món nợ hầu bạn đọc.

*

Trong phần lớn trường hợp, ở vế sau của câu ca, chữ trong nguồn không viết hoa. Điều này cho thấy, trong quan niệm phổ cập, đó không phải là danh từ riêng. Có nghĩa đó là từ dùng chung cho mọi sông suối, nguồn nước. Suốt nhiều năm tháng, chúng tôi cũng cho là như vậy. Nhưng khi suy nghĩ kỹ lại thì thấy không phải thế. Câu ca là một câu đối nghiêm chỉnh. Một khi Thái Sơn là địa danh cụ thể, không phải là “núi lớn” chung chung thì trong nguồn bắt buộc cũng phải là một địa danh! Chúng tôi cho đó là dòng suối, dòng sông trong vùng Thái Sơn. Tuy nhiên tìm khắp vùng Thái Sơn không hề có địa danh này. Vì vậy, trong chuyên luận trên, chúng tôi không thể nói thêm được gì!

Thứ Bảy, 12 tháng 1, 2013

LUẬN VỀ CHÍNH VÀ TÀ


Nhà văn: Đắc Trung


1. Khái niệm:

Chính và tà là sản phẩm của bản chất hai mặt đối lập thiện và ác. Nó nằm trong mọi con người, mọi sự việc cả đời sống chính trị, xã hội và tình cảm. Chính và tà thường cùng tồn tại trong một chủ thể, nhiều khi đấu tranh nhau rất quyết liệt tạo ra những xung đột hoặc cuộc sống nội tâm day dứt để rồi chính thắng tà hoặc ngược lại. Chính và tà thường cận kề nhau, đan xen nhau. Trong tà có chính và trong chính có tà. Nhận biết được đâu tà trong chính và đâu chính trong tà để loại tà hướng chính hoặc ngược lại thật không dễ.

Chúng ta ai chẳng phải lo kiếm tiền để sống. Ai chẳng muốn những đồng tiền đó sạch chứ không bẩn, chính chứ không tà. Nhưng bằng cách nào để biết đó là tiền sạch không bẩn, chính không tà cũng không dễ. Có người cho rằng đồng tiền do sức lao động của mình làm ra là sạch không bẩn, là chính không tà..Chưa hẳn đúng. Chẳng hạn viết bài báo bình giải câu thành ngữ: "Bám anh em xa, mua láng giềng gần" (bám chứ không phải bán). Giúp người đọc nhận thức sâu sắc hơn đạo lý truyền thống của cha ông coi tình cốt nhục là thiêng liêng "một giọt máu đào, hơn ao nước lã", để rồi hoàn thiện nhân cách mình, điều chỉnh lại những ứng xử cho đúng đạo lý. Tất nhiên sẽ được trả tiền nhuận bút. Đó là đồng tiền sạch không bẩn, chính không tà. Trong khi làm bài phóng sự về một vụ việc nào đấy, tất nhiên phải đến tận nơi điều tra. Nhưng do tìm hiểu chưa kỹ, tài liệu không đầy đủ và chính xác, lại bình phán chủ quan khiến người đọc bất bình, đối tượng được phản ánh phẫn nộ bởi bị xúc phạm và oan ức. Cũng được trả tiền nhuận bút. Nhưng đó là tiền bẩn không sạch, tà không chính bởi hậu quả bài báo là ác chứ không thiện. Rõ ràng đồng tiền do chính lao động của mình làm ra đâu đã sạch không bẩn, chính không tà?

NHÂN CÁCH BẬC QUỐC SĨ


Nhà văn Hoàng Quốc Hải


Đọc “Lê thị gia phả” tức gia phả họ Lê của danh nhân Lê Đại Cang, có mấy chi tiết tôi rất thú vị.

Thứ nhất, về hưu, ông lập chùa tu, đặt tên chùa là Giác Am, xưng hiệu là Giác Am cư sĩ. Ông viết di chúc dặn cháu con không được ra làm quan (theo nhà soạn tuồng, nhà văn hóa Mịch Quang).

Thứ hai, khi từ quan hồi hương lúc 72 tuổi, về sống ở Luật Chánh, đồ đạc mang về ông Lê Đại Cang quí nhất là thanh long đao và chiếc đòn khiêng võng. Chiếc đón khiêng võng đã gắn bó cùng ông trong hai lần bị cách chức xuống làm lính dõng, lần trước thì nhanh chóng được phục chức, còn lần sau phải lãnh thêm tội chết, nhưng được cho hưởng đặc ân “trảm giam hậu” (tức là bị tội chết nhưng chưa phải chết ngay). Hiện nay, chiếc đòn khiêng võng này đã được giao cho Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Bình Định lưu giữ, trưng bày còn thanh long đao nghe nói vì thiêng quá, nên gia tộc e sợ đã cho khiêng ném xuống vực ông Đô đầu làng (theo nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Thế Khoa).